Khi máy Macbook bị nặng dữ liệu máy, khiến máy chạy chậm, load lâu,… Để khắc phục tình trạng gây khó chịu này, bạn nên cài đặt lại Macbook như mới để dễ sử dụng hơn trong công việc, học tập. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách cài đặt lại Macbook an toàn nhất, lại hiệu quả cao. Hãy theo dõi bài viết dưới đây ngay để thêm chi tiết!
Các bước cài lại MacBook
Để cài đặt Macbook như mới phải trải qua rất nhiều bước cần thiết để quá trình cài lại máy được diễn ra trơn tru, mượt mà. Vậy cụ thể các bước như sau đây.
Lưu ý với các máy Macbook sử dụng con chip T2
Cách này chỉ áp dụng được cho MacBook Pro, MacBook Air 2018 trở lên. Nếu không phải loại máy này, bạn có thể bỏ qua bước tiếp theo.
Nếu bộ cài qua Usb, bạn cần bật lựa chọn cho khởi động từ thiết bị cắm ngoài như sau.
– Bước 1: Bạn nhấn shutdown máy và khởi động vào Recovery bằng cách giữ tổ hợp phím Command + R sau khi mở nguồn máy.
– Bước 2: Bạn chọn Utilities – Startup Security Utility.
– Bước 3: Bạn ấn Enter macOS Password và nhập mật khẩu admin – mật khẩu mở máy của bạn.
– Bước 4: Bạn chọn Allow booting from external media (cho phép khởi động từ ổ cứng – USB ngoài).
– Bước 5: Cuối cùng, bạn ấn shutdown hoặc Restart để kết thúc.
Bắt Khởi động vào USB bộ cài (hoặc Recovery)
Khởi động vào USB bộ cài và bật máy Mac lên và giữ nút Option (Alt) Màn hình sẽ hiện lên các phân vùng có thể khởi động được, ổ cứng gắn trong máy Mac sẽ là màu xám đen, ổ cứng gắn ngoài máy Mac sẽ là màu da cam, usb thường sẽ hiện lên màu trắng hoặc icon riêng (nếu có). Sau đó, bạn chọn phân vùng chứa bộ cài bạn muốn boot vào và ấn Return (Enter) Giao diện khi vào bộ cài sẽ như sau.
– Bước 1: Bạn chọn khởi động vào Recovery. Nếu máy Mac vẫn còn phân vùng Recovery. Bạn hãy bật máy tính Mac lên và nhấn giữ tổ hợp phím Command + R cho đến khi lên xuất hiện giao diện của icon quả táo.
– Bước 2: Giao diện khi vào Recovery.
– Bước 3: Bạn nhớ kết nối mạng Wifi để có thể down bộ cài từ Apple.
Format ổ cứng và cài đặt lại máy
Nếu bạn muốn cài đặt lại Macbook như mới thì không thể bỏ qua format ổ cứng và cài đặt lại máy, chỉ cần các thao tác các bước này.
– Bước 1: Đầu tiên, bạn chọn Disk Utility từ menu macOS Utilities
– Bước 2: Bạn ấn view chọn Show All Device (với bản 10.13 trở lên)
– Bước 3: Chọn ổ cứng lớn (tên bắt đầu bằng APPLE) nếu muốn cài lại toàn bộ máy, hoặc chọn phân vùng mac OS muốn cài lại (tên sẽ thường là Macintosh HD)
– Bước 4: Bạn nhấn chọn Erase, và đặt tên theo ý muốn, bạn định dạng Mac OS Extended (hoặc APFS), bảng phân vùng GUID (nếu xóa cả ổ cứng) rồi bạn nhấn nút Erase.
– Bước 5: Ổ đĩa sẽ bị xóa hoàn toàn các dữ liệu, bạn nhấn trở về 1 phân vùng duy nhất.
– Bước 6: Tiếp tục, bạn chọn Reinstall macOS hoặc bạn chọn install macOS (nếu đang ở bộ cài)
– Bước 7: Bạn chọn phân vùng ổ cứng bạn vừa tạo hoặc bạn chọn format và ấn Install.
– Bước 8: Cuối cùng, máy sẽ khởi động lại 1-2 lần để hoàn tất quá trình cài đặt.
2. Khởi động máy lần đầu và cài đặt cơ bản
Dưới đây là phiên bản 10.14, các phiên bản trước đó cách làm tương tự
– Bước 1: Bạn chọn quốc gia: mình thường để luôn là USA
Bước 2: Sau đó, chọn kiểu bàn phím: cũng là US luôn (hoặc ABC). Bạn không nên chọn bàn phím tiếng Việt, bởi vì bàn phím có dấu hoặc các bàn phím không phải chữ la tinh (Trung, Hàn, Nhật …) trong bước này vì có thể gây lỗi khi cố gắng nhập mật khẩu.
– Bước 3: Đăng nhập mạng Wifi (nếu cần). Nếu với MacBook có Touch Bar, khi cài 10.13 (High Sierra) thì bắt buộc phải vào Wifi để down driver Touch Bar. Nếu không có mạng internet, bạn có thể ấn Continue.
– Bước 4: Nhận thông báo mỗi lần Apple đang thu thập thông tin cá nhân của bạn trong quá trình sử dụng
– Bước 5: Khi các tùy chọn chuyển dữ liệu từ máy khác sang máy Macbook của bạn, hoặc khôi phục bản sao lưu dữ liệu qua Time Machine.
– Bước 6: Bạn chấp nhận các điều khoản sử dụng hệ điều hành MacOS.
– Bước 7: Bạn sẽ đăng nhập iCloud – App Store – Apple ID nếu có hoặc Set Up Later để thiết lập lại cài đặt Macbook như mới sau.
– Bước 8: Bạn nên tạo tên đăng nhập và mật khẩu MacOS Mojave và yêu cầu phải có ký tự mật khẩu tối thiểu 4 ký tự
– Bước 9: Bạn cài đặt các tính năng khác như Siri, định vị, Touch ID nếu được hệ thống yêu cầu …
– Bước 10: Cuối cùng, bạn chọn tông màu chủ đề: Sáng hoặc Tối.
Trên đây là bao quát các quy trình cài đặt lại Macbook như mới sạch bóng tất cả các dữ liệu gây nặng máy, chậm máy cực an toàn mà mình đã chọn lọc và đúc kết. Hy vọng sau bài viết trên của Techbook sẽ mang lại những thông tin hữu ích đến với mọi độc giả tại đây.