Hiện nay, live stream là một hình thức quảng cáo cực kỳ phổ biến và mang lại rất nhiều tiện lợi. Hãy cùng bài viết tìm hiểu về cách chia sẻ livestream.
Cách chia sẻ livestream là một trong những cách để thu hút khách hàng khi kinh doanh online hay làm một việc gì trên mạng xã hội. Đây là cách cực kỳ hữu hiệu giúp tăng lượt view, tăng tương tác và hướng nội dung của mình đến với mọi người. Hãy cùng Techbook tìm hiểu cách để chia sẻ livestream trên mạng xã hội.
Tìm hiểu về cách chia sẻ Livestream
Livestream có nghĩa là phát sóng trực tiếp những gì đang xảy ra lúc bấy giờ bao gồm gương mặt, cảnh vật và sự kiện cho người ở khắp mọi nơi trên thế giới thấy qua internet và tương tác diễn ra một cách trực tiếp.
Cách chia sẻ livestream mà anh em nên biết là dùng ứng dụng có khả năng truyền tải nội dung trực tiếp qua Internet và cần phải có máy quay video hay hệ thống trao đổi âm thanh cùng với đó là phần mềm chụp màn hình.
Những điều lưu ý trước khi chia sẻ livestream vào group
Là người kinh doanh trên facebook thì việc chia sẻ livestream vào group là điều cần thiết để tăng lượt xem hay tạo hiệu ứng và thu hút khách hàng. Tuy vậy, để đạt kết quả tốt nhất thì cách chia sẻ livestream rất quan trọng nên người dùng cần chú ý các điều sau:
- Anh em chỉ có thể chia sẻ livestream của mình vào các nhóm mà anh em đã tham gia. Bên cạnh đó, hãy chọn nhóm có cùng chủ đề với ngành hàng của mình để tiếp cận được khách hàng tiềm năng nhất.
- Tìm hiểu quy định của từng nhóm trước khi chia sẻ livestream. Điều này giúp tránh tình trạng bị chặn hay bị kích khỏi nhóm.
- Nhiều nhóm facebook kiểm duyệt bài đăng của các thành viên nên nếu không tìm thấy livestream của mình thì bài viết đó chưa kiểm duyệt.
Đối với cách chia sẻ livestream vào các nhóm thì điều này được thực hiện rất đơn giản. Tuy nhiên, với chính sách facebook ngày càng siết chặt thì người dùng cần lưu ý những điểm trên.
Xem thêm: Cách chốt đơn hàng trên livestream hiệu quả nhất 2022
Cách chia sẻ livestream không bị chặn
Để khắc phục được tình trạng share livestream bị chặn thì người dùng cần hiểu được nguyên nhân chính của nó. Theo quản trị của facebook thông báo, tài khoản của bạn bị chặn chia sẻ nếu như:
- Chia sẻ quá nhiều nội dung trong ngày dẫn đến bị chặn dẫn đến bị chặn.
- Nội dung chia sẻ vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng và chia sẻ bài viết bị đánh dấu là spam hay không phù hợp.
Sau khi tìm hiểu được những nguyên nhân chính gây chặn livestream thì bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho anh em các cách chia sẻ livestream không bị chặn hiệu quả.
Sử dụng nhiều tài khoản facebook khác nhau để chia sẻ
Việc bị chặn share nguyên nhân đó là do trùng lặp ID quá nhiều và sử dụng cùng một ID mà chia sẻ nhiều lần sẽ bị báo cáo là tài khoản spam. Chính vì thế, để tránh việc bị cảnh cáo vì chia sẻ quá nhiều thì cách chia sẻ livestream này là dùng nhiều tài khoản facebook để chia sẻ.
Bên cạnh đó, link ID nick khác nhau thì tài khoản facebook sẽ được an toàn và bài livestream sẽ có nhiều lượt share mà không bị chặn.
Hãy giữ khoảng cách giữa 2 lần chia sẻ
Đăng quá nhiều trong khoảng thời gian ngắn facebook sẽ bị đánh giá là spam và khóa nick. Do đó, để đảm bảo livestream không bị xóa thì người chơi nên setup thời gian tối thiểu từ 15 đến 20 phút.
Ngoài ra, để tránh vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng của từng nhóm thì không nên share livestream vào cùng nhóm quá nhiều lần. Cách chia sẻ livestream này thì mỗi nhóm chỉ nên chia sẻ 1 đến 2 lần trong cùng một ngày.
Để tăng tương tác cho các bài đăng thì chủ doanh nghiệp có thể tạo nick facebook ảo để like, share, comment giúp tăng hiệu ứng cho bài viết.
Xem thêm: Cách khắc phục lỗi không xem được livestream trên facebook hiệu quả
Thay đổi nội dung
Cách chia sẻ livestream không bị chặn chính là thay đổi nội dung cho mỗi lần chia sẻ livestream trên mạng xã hội. Điều này, Facebook sẽ dễ dàng phát hiện ra bài đăng của anh em có nội dung trùng lặp với những bài đăng trước đó hay không và sẽ vô hiệu hóa tài khoản facebook của anh em.
Chính vì vậy, anh em nên tạo ra các mẫu content độc lạ, bắt mắt để thu hút khách hàng khi chia sẻ livestream.
Sử dụng phần mềm chia sẻ tự động
Trong xu hướng kinh doanh thời công nghệ 4.0 thì công cụ marketing online trở nên tối ưu, nhằm để tiết kiệm thời gian cũng như chi phí quảng cáo.
Một trong những cách chia sẻ livestream phổ biến hiện nay chính là sử dụng các phần mềm chia sẻ livestream. Phần mềm này giúp anh em có thể tự động chia sẻ livestream của mình vào hàng loạt nhóm trên mạng xã hội với cơ chế kháng spam và chống chặn nick.
Cách chia sẻ livestream bằng công cụ hỗ trợ này mang lại rất nhiều ưu điểm nổi bật như sau.
- Tự động gửi và chia sẻ livestream lên các hội nhóm theo ý muốn của anh em.
- Spin nội dung chia sẻ phong phú cũng như tự động kháng spam khi chia sẻ.
- Tự động tham gia vào các group theo target tùy chỉnh như: địa điểm, ngành nghề, nhu cầu,…
- Tăng view livestream và tạo hiệu ứng giúp thu hút sự quan tâm, chú ý của khách hàng.
Cách chia sẻ livestream vào nhóm Facebook
- Bước 1: Trước khi anh em tiến hành chia sẻ livestream vào nhóm Facebook thì anh em phải livestream trước.
- Bước 2: Dù anh em có sử dụng cách live stream trên Facebook hay trên điện thoại di động thì anh em vẫn phải sử dụng Facebook trên trình duyệt. Anh em phải chọn trên trình duyệt thì mới để có thể chia sẻ livestream vào nhóm Facebook.
Sau khi anh em hoàn thành livestream trên Facebook. Anh em vào lại trang cá nhân của mình sẽ thấy video live của anh em trên dòng thời gian, tại đây anh em hãy ấn vào phần chia sẻ.
- Bước 3: Một bảng chia sẻ được hiển thị và anh em nhấn vào phần chia sẻ trên dòng thời gian và tiếp tục lựa chọn chia sẻ trong group.
- Bước 4: Nhập tên group mà anh em muốn chia sẻ và sau đó nhấn vào đăng bài để hoàn tất quá trình chia sẻ livestream vào group Facebook đó.
- Bước 5: Để kiểm tra đã hoàn tất chia sẻ livestream vào group Facebook hay chưa. Anh em chỉ cần vào lại nhóm mà anh em chia sẻ, tìm bài viết của anh em vừa nhấn chia sẻ là anh em sẽ thấy.
Bài viết trên đây đã tổng hợp tất cả các thông tin về cách chia sẻ livestream. Hy vọng với những thông tin bổ ích này sẽ giúp anh em biết được cách để chia sẻ livestream một cách đơn giản và nhanh nhất.